HAN KANG “NGÔN NGỮ GÂY CHO TÔI MỘT NỖI ĐAU”

HAN KANG
“NGÔN NGỮ GÂY CHO TÔI MỘT NỖI ĐAU”

Kang Ji-hee (Nhà phê bình văn học)
Ảnh Baik Da-huim
Bùi Phan Anh Thư dịch

Ảnh. Nhà văn Han Kang

Từ tiểu thuyết đầu tay “Tình yêu của Yeosu” ra đời cách nay chừng hai thập niên, Han Kang đã cho ra đời sáu trường thiên tiểu thuyết, như “Bàn tay lãnh đạm của anh” (Your Cold Hand)”… Ngày nay, Han Kang là một trong những tác giả nổi bật nhất với nhiều giải thưởng danh giá, chẳng hạn Giải Văn học Yi Sang (2005), Giải Văn học Tong-ni (2010). Tiểu thuyết “Cậu bé tới rồi” (2014) (tựa bản dịch tiếng Anh là Human Acts) với chủ đề về cuộc nổi dậy của người dân Gwangju ngày 18 tháng 5 năm 1980, được đánh giá là “Tiểu thuyết của Han Kang vượt khỏi bản thân cô ấy”, và cô được trao Giải thưởng văn học Manhae năm ngoái. Năm nay, nhà xuất bản Portobello Books ở Anh đã ấn hành bản dịch tiếng Anh cuốn “Người ăn chay” (The Vegetarian) của cô với nhiều lời ca ngợi. Han cũng ký kết một hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cuốn tiểu thuyết năm 2004 của cô, “Cậu bé tới rồi” với nhà xuất bản lớn nhất của Hoa Kỳ, Penguin-Random House, thông qua thương hiệu Hogarth, vốn chuyên về tác phẩm văn học, khiến sự gặp gỡ với độc giả hải ngoại càng được trông đợi hơn nữa.

        Kể từ các tác phẩm văn học đầu tay của cô, đầu tiên là một tập thơ năm 1993, sau đó là một tiểu thuyết năm 1994, Han Kang đã liên tục viết và xuất bản. Một nhà phê bình văn học đã gọi các tác phẩm của cô là “những dấu vân tay của ánh sáng” bởi chúng ghi lại tấn bi kịch và sự đau đớn của con người bằng ngôn ngữ thi ca. Cô biết cách thức để miêu tả gương mặt của định mệnh, vốn chi phối cả đời người, bằng cách nắm bắt một ấn tượng thẩm mỹ trong một khoảnh khắc. Do vậy cô là một tác giả thuộc trường phái ấn tượng, kẻ tập trung vào ánh sáng mơ hồ của sự cứu chuộc, chỉ có thể chạm tới từ vực sâu tuyệt vọng.

Nhà văn theo phong cách ấn tượng, kẻ vẽ nên Chân dung Định mệnh với những Cảm giác phù du

  […]

Ảnh. “Người ăn chay”, viết về một nữ nhân vật chính kiêng ăn thịt do một ký ức thời thơ ấu và tin rằng mình sẽ hóa thành cây, đã được Portobello Books xuất bản bằng tiếng Anh vào đầu năm nay.

Những ý tưởng về Tôn giáo và Tình yêu

  KJ: Các tác phẩm như “Đức Phật bé bỏng” và “Câu chuyện về một bông hoa đỏ thắm” của cô hé lộ những cảm xúc mạnh mẽ có tính chất Phật giáo. Có lần tôi nghe nói rằng văn chương được sản sinh ra ở nơi bạn quay lưng lại với thần thánh. Cô nghĩ gì về tôn giáo?

[…]

Ảnh. Bìa bản in tiếng Hàn Quốc của tiểu thuyết “Cậu bé tới rồi”, viết về Phong trào Dân chủ Gwangju vào tháng 5 năm 1980. Tiểu thuyết này được Penguin- Random House, thông qua thương hiệu Hogart, lên lịch để xuất bản ở Anh Quốc dưới tựa đề “Human Acts” vào tháng 1 năm 2016.

Gwangju – Thấu hiểu Sự tàn khốc và Phẩm giá của con người

  KJ: Cuốn “Cậu bé tới rồi” đề cập tới một trong những vết thương sâu nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc, vì nó là câu chuyện về phong trào Dân chủ Gwangju hồi tháng 5 năm 1980. Trong lời bạt dài mà cô đã viết để thay cho lời nói đầu của tác giả, tôi xúc động với phát biểu: “Họ ở lại vì họ không muốn trở thành nạn nhân.”

[…]

Ảnh. Han Kang đã xuất bản nhiều tác phẩm khác nhau được viết với phong cách cẩn trọng và nghiêm túc, thể hiện một nhận thức sâu sắc về thế giới. Cô mời gọi độc giả khám phá những chủ đề khác nhau và là một trong những nhà văn xuất chúng nhất hiện nay.

Cái chết, Linh hồn và Ngọn nến trên mặt tuyết

KJ: Cuốn “Cậu bé tới rồi” kết thúc với cảnh cô lặng lẽ nhìn ánh lửa của những cây nến khi chúng chậm rãi tan chảy trên mặt tuyết. Truyện ngắn “Trong lúc bông tuyết tan chảy” mà nhờ nó cô nhận được giải thưởng Văn học Hwang Sun-won, đã mở đầu với sự trở về của một người chết và dường như một lần nữa tuyết có một ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

[…]

[….]

XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

 Nguồn: Tạp chí Koreana – Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa đông 2015 (vol 2, no.4) phiên bản tiếng Việt
http://vi.kf.or.kr/?menuno=2833

*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn văn bài viết.