“Loại người thứ ba” – Ahn Soo-gil

“Loại người thứ ba” – Ahn Soo-gil

– Trích đoạn nội dung phát sóng –

Jeon So-yeong, Nhà phê bình văn học

Thực ra, nhà văn Ahn Soo-gil nổi tiếng hơn với tiểu tuyết “Bắc Gando” (Gando là tên gọi khu vực sinh sống của người dân trên bán đảo Hàn Quốc ở phía Bắc sông Duman và thượng lưu sông Apnok, nay là khu vực phía Đông Nam tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc)). Tiểu thuyết kể về số phận những người dân trên bán đảo Hàn Quốc phải chuyển đến vùng Gando sống đời tị nạn. Có thể thấy, nhà văn Ahn Soo-gil rất quan tâm tới những vấn đề lịch sử và muốn tái hiện lại quá khứ theo góc nhìn của riêng mình. Xuất thân từ miền Bắc, nhà văn luôn giữ được cái nhìn khách quan khi quan sát xã hội Hàn Quốc. Vì đã có trải nghiệm cuộc sống cả ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, nên ngòi bút nhà văn vô cùng sắc sảo và tinh tế khi đề cập đến các vấn đề của đời sống. Những con người, trong đó có “Loại người thứ ba”, cũng là một góc nhìn phản ánh quan điểm của nhà văn về xã hội trên bán đảo bị chia cắt Nam-Bắc, sự biến đổi trước và sau chiến tranh trong nội tâm của các cá thể trong xã hội.

Tác phẩm “Loại người thứ ba” khắc họa cuộc đời của ba con người trong bối cảnh chiến tranh, từ đó truyền tải thông điệp về những cuộc đời của con người trong thời chiến.

“Thầy nghĩ cuộc sống này nhiều niềm vui lắm sao?”…

“Câu này nghe chẳng giống phong cách của Mi-yi gì hết. Phải chăng những bất hạnh trong cơn bĩ cực vừa qua, đã khiến Mi-yi thay đổi quan điểm sống? … Em hãy tươi tắn lên, như hồi còn ở Seoul trước đây ấy!”

“Em có mặt trên cõi đời này như một sự kỳ diệu, nên chắc chắn sự tồn tại của em cũng chứa đựng một ý nghĩa nào đó. Em cũng sẽ sống một cách có ý nghĩa nhất để hoàn thành sứ mệnh mà cuộc đời giao cho mình.”

“Em vừa ra đời mà đã mang sứ mệnh cao cả thế ư?”

Sau đó, Mi-yi có nói một câu khiến tôi phải giật mình mà nhìn lại chính mình.

“선생님은 살아가는 것이 즐겁다고 생각하세요?”

“건 미이답지 않은 질문인데.

 오호라 사변통의 불행으로 미이 인생관이 변했군.

 인생을 비관한단 말이지? 서울 때처럼 명랑해지구 기운을 내라구”

“그 어려운 목숨과 형체를 받아 사람이 세상에 나오게 된 것이니

필요없이 내보내진 않았을 거예요.

이 세상에 꼭 할 일이 있기에 내보낸 것이 아닐까요~“

“사명을 지고 나왔다는 말이지?”

문득, 나는 나 자신을 돌이켜보고 움찔했으나, 미이는 말을 이었네.

Nhà văn Ahn Soo-gil đã khắc họa hai loại người, một là nhà văn có lý tưởng, nhưng vì chiến tranh mà đã biến đổi trở thành một doanh nhân lo toan cơm áo gạo tiền;

một là cô gái vui vẻ, lạc quan, sau khi gia đình bị lụi bại vì chiến tranh đã trở nên trưởng thành, chín chắn hơn.

Seok nằm xuống giường và miên man nghĩ.

“Đúng như tâm sự của Jo-un, anh ấy đã từ bỏ sứ mệnh của mình khi chịu biến cố, còn Mi-yi thì dũng cảm đối đầu với những thử thách của thời cuộc. Vậy còn ta thì sao?”

Seok nhắm mắt lại rồi lẩm bẩm một mình.

“Ta không từ bỏ sứ mệnh, nhưng cũng chẳng hết lòng, hết sức với nó. Phải chăng ta cũng là một sản phẩm lỗi của thời cuộc đầy biến cố này?” 

자리에 드러누워 그는 생각하였다.

‘조운의 말대로 조운은 사변의 압력으로 그의 사명을 포기했고,

 사변을 통하여 미이는 용감하게 시대적 요구에 응할 수 있는 사람으로 변하였다.

 그러면 나는?‘ 

눈을 감았다 뜨며 석은 중얼거렸다.

“사명을 포기치도 그것에 충실치도 못하고 말라가는 나는?

 나도 사변이 빚어낸 한 타입이라고 할까?“


Đôi nét về tác giả Ahn Soo-gil (3/11/1911-18/4/1977)

– Đăng đàn năm 1935 với truyện ngắn “Giám đốc bệnh viện Chữ thập đỏ” và truyện hài ngắn “Khăn quàng đỏ”, được chọn đăng trên “Văn đàn Joseon”.

– Có tác phẩm “Loại người thứ ba” được đăng trên tạp chí “Thế giới tự do” vào năm 1953.

 

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=culture&id=&board_seq=349843&page=1&board_code=