Ondol – Di sản văn hoá quốc gia

Ondol – Di sản văn hoá quốc gia

      Tháng Tư vừa qua, văn hóa ondol, phương thức sưởi ấm truyền thống của Hàn Quốc đã được Cục Di sản văn hóa công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể số 135. Làm nóng sàn nhà bằng cách sử dụng nhiệt bức xạ gián tiếp, ondol là hệ thống sưởi ấm độc đáo của Hàn Quốc khác hẳn với các nước phương Tây, cũng như hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản.

Một phòng khách của ngôi nhà cổ gia tộc Jang Heung-hyo (hiệu là Gyeongdang, 1564–1633), một nhà Nho học trung kỳ Joseon, tại Andong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Sàn nhà của căn phòng ondol thường được đánh bóng với dầu đậu nành sau khi dán một lớp giấy hanji dày (giấy truyền thống) trên lớp đất sét. Đồ nội thất được đặt xa nhất khỏi chỗ đun nóng.

Nhiều người Hàn Quốc thuộc tầng lớp trung lão niên có những kỷ niệm giống nhau về ondol. Chẳng hạn nằm dưới sàn nhà để làm ấm cơ thể sau khi ra ngoài về giữa mùa đông lạnh giá, hay cẩn trọng đặt bát cơm tối dành cho người cha hay về nhà trễ xuống sàn nhà và dùng tấm chăn phủ lên để không bị nguội. Chứa đựng những kỷ niệm đẹp như thế, văn hóa ondol có nhiều lý do để được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Tại nhiều di tích thuộc thời kỳ đồ đá mới trên bán đảo Hàn, người ta phát hiện được dấu tích của ondol ở hình thức sơ khai và thấy rằng trải qua thời gian dài lịch sử, ondol chính là yếu tố chính quyết định cách thức sinh hoạt trên sàn nhà của người Hàn Quốc. “Văn hóa ondol”, chứ không phải loại hình ondol, được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu là do nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng được lưu truyền từ xưa đến nay trên toàn bán đảo Hàn.
Đối với người Hàn Quốc, gian bếp – nơi khai sinh ra ondol – là không gian có ý nghĩa rất đặc biệt. Bếp là nơi có bàn thờ thần, chỗ thanh lọc, đồng thời là nơi thắp lên và giữ ngọn lửa nấu thức ăn nuôi cả gia đình và giúp mùa đông lạnh giá trở nên ấm áp. Ondol là nét tinh túy trong văn hóa cư trú truyền thống của người Hàn Quốc, những người có kỹ năng sử dụng lửa tuyệt vời.

Agung-i và lò sưởi
Là nơi cung cấp lửa trong nhà bếp, agung-i (bếp lò, không gian nhóm lửa) tuy là nơi đốt lửa như lò sưởi nhưng có cấu tạo và công năng phức tạp hơn hẳn so với lò sưởi. Lò sưởi khi có lửa sẽ làm nóng không khí trong phòng. Không khí nóng bay lên trên và ngọn lửa đang cháy trong lò cứ thế đốt cháy oxy trong phòng làm cho không khí bị ô nhiễm. Ở Tây Âu, những ống khói gắn vào lò sưởi xuất hiện lần đầu vào thế kỉ 13–14 tại Venice, Ý. Trước giai đoạn đó, để thoáng khí hoàn toàn, người ta buộc phải cho không khí bị đốt nóng thoát ra ngoài qua lối cửa sổ.

Trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc, gian bếp gắn với phòng chính. Không khí nóng từ agung-i (lò sưởi hoặc bếp lửa) của nhà bếp chảy vào các đường ống dẫn khí dưới sàn nhà để làm ấm căn phòng.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Việc đốt lửa từ bên ngoài và làm nóng bên trong phòng chính là cách thức sưởi ấm độc đáo của ondol. Do đó đòi hỏi thao tác lắp đặt phải thật kỹ càng. Vì phải làm sao để nhiệt khi đốt phải được lưu giữ lại và lưu thông bên trong lò đốt (agung-i) chứ không được thoát ra ngoài.
Khi sưởi ấm, vừa phải giữ nhiệt vừa phải thải khói cùng một lúc là việc vô cùng mâu thuẫn. Tuy nhiên ondol có đủ thiết bị vừa gom giữ nhiệt vừa thải khói được lắp dưới sàn nhà nên có thể giải quyết mâu thuẫn này. Ngoài agung-i (lò đốt), dưới sàn nhà người ta lắp hai thiết bị lớn là gorae (ống dẫn nhiệt) và gaejari gần ống khói. Gorae là mạng ống dẫn gồm nhiều ống song song để đưa nhiệt tạo ra từ đốt lò lưu thông lan tỏa đều đặn dưới sàn nhà. Lửa đốt trong lò agung-i theo đường ống đi bên dưới làm ấm sàn nhà, còn khói thoát ra ngoài qua ống khói. Phần lớn các đường ống có chiều rộng khoảng 20 cm và được xây bằng gạch, cùng hướng về phía ống khói và trải dài song song nhau. Để ngăn cách chúng, người ta xây bức tường gạch dọc theo, cũng là trụ chống đỡ cho các đường ống này, đồng thời dùng những phiến đá có độ dày 0,3 cm lắp đầy toàn bộ mặt sàn rồi đắp bùn lên trên để phân chia rõ ràng không gian phía trên và dưới phòng. Những phiến đá lát này có tên gọi là gudeul, khi lửa chạy qua ống dẫn, khói thoát ra từ đây sẽ xoáy tròn dưới gedeul rồi bay lên hướng ống khói.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Ondol không chỉ đơn thuần là thiết bị sưởi ấm. Vì lò đốt ở bên ngoài căn phòng, nên dù đường truyền có tốt đến mấy cũng sẽ phát sinh hiện tượng rò rỉ nhiệt. Do đó, chủ nhà thường đặt những chiếc lò đốt bên trong gian bếp sát cạnh phòng nhằm tận dụng nhiệt rò rỉ để nấu ăn. Người Hàn Quốc đốt lò vào mùa đông để sưởi ấm, tuy nhiên cả mùa mưa dầm trong hè thì họ cũng đốt lửa trong lò để hong khô không khí ẩm. Vì ondol giữ nhiệt rất tốt nên dù chỉ đốt lửa một lần duy nhất vào tối mùa đông thật lạnh thì nhiệt độ trong phòng vẫn được duy trì đến tận sáng hôm sau. Nếu dùng năm sáu thanh củi để đốt thì những phiến đá gudeul lót sàn có thể duy trì nhiệt độ trong suốt ba ngày. Tại Á tự phòng (亞字房), nơi tu tập của chùa Chilbu (Thất Phật tự) trên núi Jirisan có thể đốt được 0,5 tấn củi một lần, họ cho biết với một lần đốt lửa như vậy nhiệt độ của sàn và tường có thể giữ ấm được khoảng 100 ngày.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Khi lửa được đốt trong lò, không khí nóng và khói di chuyển theo các đường ống dẫn dưới sàn nhà. Các phòng được làm ấm bằng nhiệt tỏa dưới sàn nhà, trong khi khói được dẫn ra ngoài thông qua một ống khói.

Khởi nguồn của sưởi ấm bằng nước nóng
Văn hóa ondol được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là do ondol truyền thống đang dần dà mất đi. Theo thời gian, lò đốt agung-i của ondol không còn được sử dụng trong gia đình Hàn Quốc nữa mà thay vào đó là lò hơi nước nóng. Người Hàn Quốc cũng dùng đường ống dẫn nước nóng để làm nóng sàn thay cho đường ống dẫn nhiệt gorae ngày trước. Ở các khu chung cư lớn thường lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng nước nóng theo phương thức trung tâm cho hàng trăm, hàng nghìn căn hộ.
Người đầu tiên phát minh ra phương pháp sưởi ấm bằng cách dùng đường ống dẫn nước nóng làm ấm sàn nhà là kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Ông vốn được xem là bậc thầy trong giới kiến trúc sư cận đại và ông tiếp cận với ondol là vào mùa đông năm 1914 tại Tokyo, Nhật Bản.
Okura Kihachiro (大倉喜八郞), người đã giao cho Wright thiết kế khách sạn Imperial đã đưa ông đến một căn phòng khi phát hiện ra ông đang run rẩy vì lạnh trên sàn của phòng trải chiếu tatami.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Không gian chữa bệnh
Những kết quả này đã được giải thích bởi thực tế là tia hồng ngoại bức xạ phát ra từ những viên đá và sàn đắp bùn khi căn phòng được sưởi ấm, hơi nóng sẽ thấm vào cơ thể chúng ta và có tác dụng trị liệu tăng thân nhiệt. Nhiệt trực tiếp chạm vào da giúp lưu thông máu hơn là nhiệt trong không khí, và tia hồng ngoại bức xạ sẽ giúp gia tăng độ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi khả năng tự chữa bệnh của cơ thể. Đây là lý do vì sao các thí nghiệm khoa học và những nỗ lực nhằm tiếp tục kết hợp những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của ondol với hệ thống sưởi hiện đại.

Ham Seong-hoNhà thơ, Kiến trúc sư
Nguyễn Xuân Thùy Linh Dịch

Nguồn: Tạp chí Koreana – Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa thu 2018 (vol 5, no.3) phiên bản tiếng Việt

(https://koreana.or.kr/user/0011/nd18331.do?View&boardNo=00001977&zineInfoNo=0011&pubYear=2018&pubMonth=AUTUMN&pubLang=Vietnam)

*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn văn bài viết.