Nhà ở ngày nay:Nơi chốn của Giấc mơ và Khát vọng

Nhà ở ngày nay:Nơi chốn của Giấc mơ và Khát vọng

CHUYÊN ĐỀ 4: Sự phục hưng của Hanok

 

         Bước vào thời kỳ hiện đại hóa, hanok đã mất đi vai trò là không gian sinh sống phổ biến, nhưng hiện nay các giá trị của nhà truyền thống này đang dần được hồi sinh. Ngày nay, phần lớn những ngôi nhà truyền thống còn sót lại ở các khu phố cổ thuộc trung tâm các thành phố lớn, nơi bị hạn chế khai thác, đều đã được chuyển đổi thành các cơ sở thương mại và được tái sinh thành những không gian hấp dẫn với các chức năng hiện đại.

     Được xây dựng vào thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910-1945) nhằm chống lại sự chi phối thị trường địa phương của các thương gia Nhật Bản, làng Hanok ở Jeonju hiện nay trở thành một thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Mái ngói của hơn 600 ngôi nhà tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng © imagetoday

     Hanok, nơi từng được xem là những ngôi nhà bất tiện, không còn phù hợp với lối sống hiện đại, đang dần được hồi sinh. Tất nhiên, hồi sinh không có nghĩa là biến ngôi nhà được xây dựng theo phong cách truyền thống thành không gian sống đại trà. Vốn bị quay lưng bởi cấu tạo gỗ thường gây ra các vấn đề về sưởi ấm, cách nhiệt, cách âm, an ninh… thì nay những ngôi nhà cổ này đã được thay đổi diện mạo thành những không gian sống đẹp, giải quyết được các vấn đề đó và thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội.

Làng Hanok
Sự hồi sinh của hanok bắt nguồn từ những làng Hanok kém phát triển ở trung tâm thành phố. Tiêu biểu là khu vực Bukchon ở thủ đô Seoul, khu vực này không chỉ gần với Nhà Xanh (Cheong Wa Dae), cũng như các cơ quan trọng điểm của quốc gia, mà còn nằm giữa cung Cảnh Phúc (Gyeongbokgung) và cung Xương Đức (Changdeokgung) nên bị hạn chế xây dựng nhà cao tầng và chỉ còn lại những hanok cổ lạc hậu. Cuối thập niên 80, nhiều quy định được nới lỏng dẫn đến việc các tòa nhà 3-4 tầng được xây dựng xen kẽ một cách bừa bãi. Tuy nhiên, đến khi bong bóng bất động sản nổ tung vì khủng hoảng tài chính năm 1997, người ta nhận ra rằng việc xây dựng dày đặc không theo quy tắc chẳng giúp ích được cho ai cả, dù là chủ nhà hay người dân xung quanh. Từ đó, thành phố Seoul đã lên kế hoạch bảo tồn và phát triển Bukchon thành làng Hanok.

Mặc dù làng Hanok là khu vực lạc hậu, nhưng vì có vị trí ở trung tâm phố cổ nên tiềm năng thương mại rất lớn. Mục tiêu quy hoạch phát triển của các thành phố thường nhắm đến các địa điểm du lịch nên các ngôi nhà hanok cũng được cải tạo và sử dụng dưới nhiều hình thức đa dạng như quán cà phê, cửa hàng, bệnh viện, thư viện, văn phòng hành chính phường xã… Hiện nay, nhiều người sống ở chung cư và thường ra ngoài để sử dụng các cơ sở dịch vụ tại hanok. Ngày nay thì hoàn toàn trái ngược với những ngày đầu của thời kỳ hiện đại hóa, thời kỳ mà người dân mặc hanbok, sống ở hanok nhưng làm việc trong những tòa nhà theo phong cách phương Tây.

Chính sách hồi sinh những làng hanok lạc hậu bắt đầu từ Seoul và sau đó lan đến các thành phố địa phương khác. Sự phát triển đô thị ở Hàn Quốc vào nửa cuối thế kỉ 20 chủ yếu được triển khai ở trung tâm các thành phố mới thuộc vùng ngoại ô, vì thế các trung tâm thành phố cũ thường bị bỏ mặc trong tình trạng kém phát triển. Để ngăn chặn hiện tượng “ổ chuột hóa” các khu vực có nhiều ngõ hẹp và các căn nhà nhỏ được xây dựng san sát ở các trung tâm thành phố, phương án duy nhất chính là phát triển chúng thành địa điểm du lịch. Do đó, nhiều thành phố đã tập trung trước nhất vào các dự án bảo tồn và phát triển cảnh quan của trung tâm thành phố cổ có nhiều hanok.

  1. Onion, quán café kiêm tiệm bánh ngọt ở Gyedong-gil, Seoul, là công trình được cải tạo từ hanok, vốn là đồn cảnh sát thời Joseon. Khách hàng có thể tận hưởng được khung cảnh mở rộng xung quanh khi ngồi bệt ở các bàn thấp trong khu sảnh chính được thiết kế theo dạng không gian mở. © Moon Ji-yeon
2. Một phòng trưng bày ở quận Jongro, Seoul. Rất nhiều hanok được cải tạo thành các không gian văn hóa, tạo nên không khí đặc trưng của các ngôi nhà truyền thống. © gettyimages
3. Hanok kiểu đô thị này được xây vào thập niên 1940 ở Hyehwa-dong, trung tâm Seoul, nay đã được tu sửa thành trung tâm dịch vụ cộng đồng của khu vực. Đây là văn phòng công cộng đầu tiên được đặt trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc. © Park Young-chae

     
…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngôi nhà thân thiện với môi trường
Chính sách bảo tồn hanok vẫn kéo dài được đến ngày nay là nhờ có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng cư dân thành phố. Sự ủng hộ này xuất phát từ một vài lý do. Đầu tiên là những người đã chán ghét văn hóa cư trú đại trà do kết quả của việc tập trung phát triển chung cư, bắt đầu tìm kiếm phương án khác. Thời điểm đó, phong trào nâng cao chất lượng cuộc sống “well-being” lan rộng đã giúp cho các giá trị của hanok được nhìn nhận lại. Mọi người nhận ra rằng hanok mang đến một phong cách sống sang trọng và đẳng cấp.

……………………………………………………………………………………………………………………………

Hanok là loại hình kiến trúc rất hữu ích trong việc tạo nên cảnh quan thành phố. Đặc trưng của Hanok có thể chia thành hai phương diện, một là cấu tạo và hình thái, hai là việc sử dụng không gian bên trong. Về cấu tạo và hình thái, dàn cột và kèo gỗ của hanok đan ngang dọc với nhau để tạo thành bộ khung, sau đó người ta gác xà lên khung đó và lợp mái ngói nghiêng. Vì cấu tạo khung nhà sử dụng cột và kèo nên có thể thay đổi kiểu cách của vách tường theo nhiều dạng, điều hiển nhiên là kiểu cách cửa ra vào và cửa sổ cũng trở nên đa dạng hơn.

Ngoài ra, do đặc trưng cấu tạo như thế nên mái nhà cong của hanok thường chỉ theo một hình dáng nhất định, và khi các ngôi nhà này được xây dựng gần nhau sẽ tạo nên một khu vực thống nhất. Ngày nay, có nhiều hanok không dùng để ở đang tăng lên, khuynh hướng chung của những ngôi nhà này là vẫn giữ cấu tạo và hình thức bên ngoài của hanok, nhưng không gian bên trong thì cải tạo lại để phù hợp với cảm giác và nhu cầu hiện đại.

    Nằm ở quận Goseong, tỉnh Gangwon, ngôi nhà mang tên Gamsolchae, hay còn gọi là “Ba cây thông”, được xây dựng bằng cách kết hợp hệ thống các khung gỗ nhẹ, cột và kèo gỗ làm toát lên vẻ đẹp của ngôi nhà hanok này. Nhà bếp kiêm phòng khách có phần nhô biệt lập ở giữa để nấu ăn và lưu trữ. Ngôi nhà được xây bởi Công ty thiết kế Studio The One.

Cách sưởi ấm từ sàn
Đặc trưng nổi bật nhất của hanok khi dùng làm nhà ở chính là cấu trúc và việc sử dụng không gian bên trong. Không gian bên trong một ngôi nhà truyền thống hanok được tạo thành từ các căn phòng có hệ thống sưởi dưới sàn (ondol) và sàn gỗ (maru), đặc biệt cách thức sưởi ấm dưới sàn nhà ondol có thể được xem là tiêu chuẩn để phân biệt hanok với nhà ở của các quốc gia khác.

………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Vui lòng nhấp vào đường link bên dưới để xem nội dung đầy đủ. 

 

Nguồn: Tạp chí Koreana-Văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc, số mùa xuân 2020, vol 7, no.1

https://koreana.or.kr/user/0017/nd94817.do?View&boardNo=00003023&zineInfoNo=0017&pubYear=2020&pubMonth=SPRING&pubLang=Vietnam