Sách mới!
BỘ SÁCH VĂN HỌC HÀN QUỐC
Đã xuất bản
1. Hợp tuyển văn học dân gian Hàn Quốc. NXB. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 2017.
Chủ biên: Phan Thị Thu Hiền
Các dịch giả: Cho Myeong Sook, Vương Thị Hoa Hồng, Trần Thị Bích Phượng, Phan Thị Thu Hiền, Trần Hải Yến, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thị Thanh Tâm, Lê Hiền Anh, Nguyễn Trung Hiệp, Nguyễn Xuân Thùy Linh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
“Hàn Quốc là đất nước có truyền thống văn chương phong phú và văn chương đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Hơn 6.000 tuyển tập của các nhà văn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX còn lại đến ngày nay, mặc dù đã qua bao cuộc chiến tranh cùng thảm họa thiên nhiên. Hàn Quốc cũng có truyền thống văn học truyền khẩu phong phú những huyền thoại và những khúc dân ca. Trong xã hội Hàn Quốc đương đại, bất chấp sự phát triển điện ảnh và truyền hình, phần đông người Hàn vẫn quan tâm, hứng thú nồng nhiệt với văn chương. Nhận thức điều đó thật sự quan trọng nếu chúng ta muốn có hiểu biết toàn diện, quân bình về những giá trị văn học cũng như con người và văn hóa xứ Hàn.”
Kim Hunggyu *** Đây là lần đầu tiên một hợp tuyển công phu về văn học dân gian Korea được xuất bản ở Việt Nam. Nhóm soạn giả có kinh nghiệm nghiên cứu và dịch thuật đã tuyển chọn, giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, hấp dẫn trong kho tàng truyện kể dân gian, tục ngữ, thơ ca dân gian, sân khấu dân gian Korea. Độc giả có thể tìm thấy ở đây nhiều gần gũi, tương đồng sâu sắc về truyền thống giữa hai dân tộc Việt và Hàn đồng thời khám phá những nét riêng độc đáo, thú vị phản ánh hiện thực cuộc sống cũng như tâm hồn, khát vọng bao đời của con người trên bán đảo Hàn. PGS. Chu Xuân Diên Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV- ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh |
2. Hợp tuyển văn học cổ điển Hàn Quốc. NXB. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 2017.
Chủ biên: Phan Thị Thu Hiền
Các dịch giả: Jeon Hye Kyung, Bae Yang Soo, Nguyễn Thị Bích Hải, Trần Thị Bích Phượng, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hiền, Lý Xuân Chung, Đoàn Lê Giang, Vũ Thị Thanh Tâm, Nguyễn Trung Hiệp
“Hàn Quốc là đất nước có truyền thống văn chương phong phú và văn chương đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Hơn 6.000 tuyển tập của các nhà văn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX còn lại đến ngày nay, mặc dù đã qua bao cuộc chiến tranh cùng thảm họa thiên nhiên. Hàn Quốc cũng có truyền thống văn học truyền khẩu phong phú những huyền thoại và những khúc dân ca. Trong xã hội Hàn Quốc đương đại, bất chấp sự phát triển điện ảnh và truyền hình, phần đông người Hàn vẫn quan tâm, hứng thú nồng nhiệt với văn chương. Nhận thức điều đó thật sự quan trọng nếu chúng ta muốn có hiểu biết toàn diện, quân bình về những giá trị văn học cũng như con người và văn hóa xứ Hàn.”
Kim Hunggyu *** Được các nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc thực hiện với tính chuyên nghiệp rất cao, hợp tuyển này là công trình công phu nhất, dày dặn nhất từ trước đến nay ở nước ta, giới thiệu những gương mặt văn học sáng giá nhất, những tác phẩm tinh hoa nhất của văn học cổ điển Korea. Công trình đưa văn học Hàn đến gần hơn với những ai quan tâm, yêu mến văn hóa của xứ sở này. PGS.TS. Đoàn Lê Giang Trưởng Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV – ĐH Quốc gia Tp. HCM |
3. Giáo trình Văn học Hàn Quốc. NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2017.
Phan Thị Thu Hiền (chủ biên) – Nguyễn Thị Hiền
“본 저서는 베트남의 한국문학 전공자와 지역문학 전공자가 편찬한 베트남 내 최초의 한국문학 교재로서 상고시대부터 현대에 이르기까지 한국에서 발생한 문학작품을 거시적인 안목으로 훌륭하게 서술하고 있습니다. 그러므로 본 교재가 베트남 내 한국학과 한국어 교육의 수준을 한 단계 높이고, 더 나아가 한국과 베트남 양국의 우호 증진과 상호협력에 크게 기여할 것이라 확신합니다”. 호치민시 한국어교육원장 김태형 Quyển sách này là giáo trình Văn học Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam do hai học giả là chuyên gia nghiên cứu văn học Hàn Quốc và văn học khu vực biên soạn. Là một công trình xuất sắc, được biên soạn công phu, cuốn giáo trình giới thiệu một cách bao quát văn học Hàn Quốc từ khởi thủy cho đến hiện đại. Với ý nghĩa đó, giáo trình này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam, xa hơn nữa là góp phần to lớn vào sự hợp tác song phương và tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Kim Tae-hyung Viện trưởng Viện Giáo dục Ngôn ngữ Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh *** Giáo trình Văn học Hàn Quốc của hai tác giả Phan Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Hiền được biên soạn hết sức công phu, cẩn trọng, thể hiện quan điểm lịch sử, tinh thần của văn học so sánh, làm nổi bật những thành tựu, đóng góp cơ bản của văn học Hàn trong phối cảnh khu vực. Đây là một ấn phẩm hết sức bổ ích không chỉ với tư cách là một giáo trình phục vụ giảng dạy đại học, mà còn là một cuốn sách hay giới thiệu về văn hoá, văn học Korea cho công chúng độc giả, bổ sung và nâng cấp “làn sóng văn hóa Hàn” ở Việt Nam. PGS.TS. Trần Thị Phương Phương Trưởng BM Văn học nước ngoài, Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV- ĐH Quốc gia Tp HCM |
4. Dạo bước vườn văn Hàn Quốc. NXB. Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 2017.
Tác giả: Phan Thị Thu Hiền
“Quan điểm chung cho rằng có thể hiểu được hành xử truyền thống, thế giới quan, cảm thức thẩm mỹ và cái nhìn cảm xúc của một cộng đồng thông qua văn chương mà họ sáng tạo và phát triển là đặc biệt thích hợp với văn chương Hàn Quốc (…). Do vậy, tìm hiểu văn chương Hàn Quốc trở thành một hành trình bổ ích giúp chúng ta khám phá những giấc mộng và nỗi lo âu, vinh quang và thất bại, niềm vui và nỗi buồn của người Hàn qua các thời đại”
Kim Hunggyu *** “Một đại tiệc văn chương với rất nhiều sơn hào hải vị, cùng không ít món bình đạm, thanh tao. Cuốn sách này chắc chắn mang đến cho bạn đọc những xúc cảm ngọt ngào, những suy tư sâu sắc và cả những ngạc nhiên thú vị về nền văn học đậm đà bản sắc của xứ Hàn”. PGS.TS. Nguyễn Đình Phức Trưởng Khoa Ngữ văn Trung Quốc Trường ĐHKHXH&NV – ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh |
5. Văn học cổ điển Hàn Quốc – Tiến trình và bản sắc (Chuyên khảo). NXB. Khoa học Xã hội 2017.
Tác giả: Phan Thị Thu Hiền
“한국 고전문학 – 발전과정과 정체성”은 한국문학의 중요한 단계에 대해 전면적이고 정제된 시각으로 신중하면서도 공을 많이 쏟은 전문 연구서이다.
학제간 연구방법으로 문화학- 문학으로의 접근 방향을 선택한 것은 큰 장점이며, 집필자는 어렵고 복잡한 많은 문제를 분석하고, 능숙하게 설명하고 있으며, 그 중에서도 한국 고전문학의 정체성과 발전과정에 관해 한국 학계에서 논쟁을 일으키고 있는 문제들에게 대해서 잘 설명하고 있다. 이 책은 집필자의 해박한 지식과 모범적인 글쓰기로 인해 아주 흥미를 끈다”. Đây là một chuyên khảo công phu và cẩn trọng thể hiện cái nhìn toàn diện, tinh tế về một giai đoạn quan trọng của văn học Korea. Sự lựa chọn hướng tiếp cận văn hóa học – văn học cùng một số phương pháp liên ngành là ưu thế để nhà nghiên cứu phân tích và diễn giải thấu đáo nhiều vấn đề khó và phức tạp, trong đó, có những vấn đề từng gây tranh luận trong học giới Hàn Quốc về tiến trình và bản sắc của văn học cổ điển Korea. Công trình hấp dẫn còn bởi một văn phong chuẩn mực, trong sáng và rất uyển chuyển của tác giả. GS. TS. Bae Yang Soo Trưởng Khoa Tiếng Việt Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Busan, Hàn Quốc *** Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia thuộc khu vực văn minh Đông Á nhưng sự giao lưu về văn hóa và văn học chưa tương xứng với giao lưu về kinh tế, thương mại, du lịch… Thật nghịch lý khi nhiều người dân của hai nước chỉ mới hiểu nhau qua lăng kính của hai cuộc chiến tranh chia đôi lãnh thổ ở hai vĩ tuyến 17 và 38. Những năm gần đây nền văn học hai dân tộc này từng bước kết nối để thông hiểu nhau từ hiện đại và dần đi sâu về truyền thống. Chuyên khảo Văn học cổ điển Hàn Quốc – tiến trình và bản sắc của PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền là một đóng góp đáng trân trọng vào việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn trong bối cảnh giao lưu và hợp tác ngày càng phát triển, từ chỗ đứng của một nhà văn hóa học vừa coi trọng căn cước dân tộc, vừa đề cao giá trị của “cái khác” mà ta cần tiếp thu, học hỏi. GS. TS. Huỳnh Như Phương Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh |
Sắp xuất bản
6. Phan Thị Thu Hiền (chủ biên) và các dịch giả: Hợp tuyển văn học hiện đại Hàn Quốc.
Theo http://www.hanquochoc.edu.vn/CPS/tintuc/tinbomon/2017/5/16667.aspx