Đạo diễn Lee Joon-ik: Đam mê diễn giải lịch sử bằng điện ảnh

Đạo diễn Lee Joon-ik: Đam mê diễn giải lịch sử bằng điện ảnh

Chắc hẳn đạo diễn Lee Joon-ik đã rất hạnh phúc khi đạt được thành công về doanh thu từ phòng vé, từ bộ phim đạt kỷ lục đình đám “Nhà vua và chàng hề” (King and the Clown, 2005) cho đến tác phẩm gần đây nhất là “Bi kịch triều đại” (The Throne, 2015). Nhưng rõ ràng đam mê điện ảnh của ông không hẳn chỉ vì doanh thu. Nhìn lại những hoạt động thời gian qua, quả thật đạo diễn Lee đã lao tâm trong suốt thời gian dài để nghĩ về câu chuyện mà mình muốn kể, và chắc chắn điều này phần nào đóng góp vào những luận đàm văn hóa trong xã hội Hàn Quốc ngày nay.

Đạo diễn Lee Joon-ik đã thực hiện 11 tác phẩm điện ảnh từ sau khi làm phim đầu tay năm 1993. Bản áp phích trang trí sau lưng bàn làm việc của ông tại văn phòng cho biết các tác phẩm nổi bật trong thâm niên làm điện ảnh của ông cho đến nay. Tên các phim tính từ trái qua phải, như sau: Bi kịch triều đại (2015), Dong-ju (2016), Nhà vua và chàng hề (2005), Radio Star (2006), và Hy vọng (2013).

Đ ầu năm 2016, phim điện ảnh mang tên “Dong-ju: The Portrait of a Poet” (tạm dịch: Dong-ju: Chân dung một nhà thơ) của đạo diễn Lee Joon-ik đã gặt hái thành công theo cách đặc biệt. Là thể loại phim độc lập với kinh phí vỏn vẹn năm trăm triệu won (khoảng 440.000 đô la Mỹ), bộ phim này kể về Yun Dong-ju (1917-1945), một trong những nhà thơ mà người Hàn yêu thích nhất, đã được giới phê bình điện ảnh lẫn công chúng nhiệt liệt đón nhận. Tác phẩm điện ảnh trắng đen này soi rọi hình ảnh Yun Dong-ju khi còn là thanh niên mới lớn rồi trưởng thành trong thời kỳ ảm đạm nhất của lịch sử Hàn Quốc. Bộ phim là cách nhìn trực diện đầy lạnh lùng vào cái chết bi kịch của Yun Dong-ju khi bị bắt giam ở Nhật với tội danh tù nhân chính trị cuối thời kỳ thuộc Nhật. Nhiều áng thơ đẹp bi lụy của ông được giới thiệu xen kẽ suốt chiều dài bộ phim, như một cách tưởng nhớ ông.
Tiếng lành đồn xa, tuy là một tác phẩm điện ảnh độc lập với kinh phí khiêm tốn, nhưng phim “Dong-ju: Chân dung một nhà thơ” quả thật là một trường hợp ngoại lệ khi được công chiếu trong suốt một quãng thời gian dài và đã thu hút hơn 1,1 triệu người xem. Bộ phim nhắm đến đối tượng người xem đặc thù này cũng đã được công chiếu tại Mỹ vào mùa xuân năm nay, và tiếp tục chiếu tại liên hoan phim Châu Á ở New York. Như vậy, bộ phim đã vượt khỏi biên giới Hàn Quốc và giới thiệu đến khán giả quốc tế. Mùa thu năm nay, dự kiến sẽ có đợt trình chiếu đầy kịch tính tại Nhật, nơi có rất nhiều người hâm mộ nhà thơ Yun Dong-ju.
Chúng tôi gặp đạo diễn Lee tại văn phòng của ông ở phố Chungmu-ro, nơi đã từng là trái tim của công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc trong suốt một thời kỳ dài trước đây.

Một cảnh trong phim Dong-ju. Đạo diễn Lee Joon-ik cho biết, ông quay màu trắng đen là để miêu tả Yun Dong-ju có một cuộc sống giản dị và thành thực hết mức có thể, màn ảnh trắng đen cho thấy một cách trung thực về hình ảnh một Yun Dong-ju đã sống một cuộc đời ngắn ngủi như như mọi người biết về nhà thơ.

Hư cấu lịch sử và Kỹ thuật Hollywood
Darcy Paquet Xem qua danh mục các phim của ông, tôi thấy ông quan tâm khá nhiều đến lịch sử. Lý do nào khiến ông lưu tâm đặc biệt đến tác phẩm điện ảnh lấy bối cảnh là thời đại trong quá khứ?
Lee Joon-ik Từ nhỏ tôi đã xem nhiều phim Hollywood và các tác phẩm kịch cổ điển Nhật Bản. Mọi người thường học về lịch sử Châu Âu thông qua các bộ phim điện ảnh Châu Âu và phim Hollywood. Khi làm những công việc liên quan đến du nhập thương phẩm điện ảnh, tôi phát hiện ra người nước ngoài hầu như không biết gì nhiều về Hàn Quốc, trong khi lại biết về Trung Quốc và Nhật Bản, với một số sự kiện lịch sử đặc trưng của hai đất nước này. Nhưng tôi chưa từng thấy một sản phẩm văn hóa nào có thể khơi gợi những quan tâm về Hàn Quốc. Một trong những lý do tôi làm phim này cũng là để lấp khoảng trống đó. Đồng thời tôi muốn đào sâu xem liệu Hàn Quốc khác với Trung Quốc hay Nhật Bản ở chỗ nào.

……. (còn tiếp)

Các bạn xem toàn văn tại đây: http://www.koreana.or.kr/user/0002/nd27481.do?View&boardNo=00000403&zineInfoNo=0002&pubYear=2016&pubMonth=SUMMER&pubLang=Vietnam