KIẾN TRÚC SEOWON VẺ ĐẸP HÀI HÒA VÀ GIẢN DỊ CỦA NHO GIÁO TÍNH LÝ HỌC
Lee Sang-hae (Chủ tịch Ủy ban Di sản văn hóa)
Ảnh Suh Heun-gang
Nguyễn Xuân Thùy Linh dịch
Seowon, hay còn gọi là trường tư địa phương của Hàn Quốc xưa, có môi trường xây dựng và cấu trúc không gian dựa trên vẻ đẹp của Nho giáo Tính lý học, một vẻ đẹp hài hòa và giản dị. Seowon là nơi phản ánh lý tưởng của giới Sĩ Lâm, vốn là những người muốn tìm hiểu nguyên lý của nhân sinh và vũ trụ bằng việc rời xa thế giới huyên náo, chỉ tập trung vào việc học hành, vì thế, phần lớn seowon được xây ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và yên tĩnh. Mẫu kiến trúc chung của seowon áp dụng theo quy tắc tiền đê hậu cao (前低後高, phía trước thấp, phía sau cao), tiền học hậu miếu(前學後廟, trước để học, sau để thờ) nhằm thực hiện đúng vai trò chủ yếu của nơi đây là học tập và thờ cúng. Vì lẽ đó, seowon còn là hình ảnh tượng trưng cho mục đích học tập của các Nho sinh theo Nho giáo Tính lý học, vừa học tập Kinh thư trong môi trường thiên nhiên, vừa thờ cúng các bậc Tiên Hiền, và noi theo gương của người đi trước mà hoàn thiện nhân cách của mình.
[…]
Thuận theo tự nhiên và thiên mệnh
Seowon đầu tiên của thời Joseon có tên là Baegundong Seowon (Bạch Vân động Thư viện), do Quận thú của Punggi là Ju Se-bong (Chu Thế Bằng, 1495 -1554) lập nên vào năm 1543; sau đó, đến năm 1550 thì nhận được chiếu chỉ đổi tên thành Sosu Seowon. Sosu Seowon có đầy đủ các khu dành riêng cho từng hoạt động khác nhau như khu thờ tự dùng để thờ cúng, khu học đường dùng để học tập và khu đình để tịnh tâm. Tuy nhiên, không gian của Seowon này vẫn chưa có được cấu trúc ổn định. Không gian thờ cúng được bố trí ở phía tây, quay mặt về hướng nam của Seowon; không gian học tập thì nằm ở phía đông của khu thờ cúng và quay mặt về hướng đông. Sosu Seowon được chọn xây ở quê của của An Hyang (An Hướng, 1243-1306), đây là một khu vực yên tĩnh và có cảnh quan thiên nhiên xung quanh tươi đẹp. Có thể nói, Sosu Seowon là đại diện tiêu biểu nhất về quy tắc thờ cúng chung của các seowon thời Joseon. Rất nhiều những seowon về sau đã chọn vị trí xây dựng và cấu trúc không gian dựa trên tiêu chuẩn này.
[…]
[…]
Vị trí xây dựng và phong cách kiến trúc
Phong cách chung trong kiến trúc của seowon bắt nguồn từ Namgye Seowon (Nam Khê Thư viện), được xây dựng từ năm 1552 tại Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam nhằm tôn vinh và tưởng nhớ công đức và học thuật của Jeong Yeo-chang (Trịnh Dữ Xương, 1450-1504). Namgye Seowon có kết cấu cơ bản nhất của một seowon, gồm không gian tịnh tâm, không gian học tập, không gian thờ cúng được bài trí theo thứ tự từ trước ra sau. Không gian nơi đây kết cấu theo quy tắc “Tiền đê hậu cao” (phía trước thấp, phía sau cao), “Tiền học hậu miếu” (phía trước để học, phía sau để thờ) và quy tắc này đã trở thành tiêu chuẩn chung cho kiến trúc seowon ở Hàn Quốc. Không gian tịnh tâm và không gian học tập của Seowon được bố trí ở khu vực phía trước, luôn có không khí náo nhiệt rộn ràng do các Nho sinh thường xuyên ra vào. Trong khi đó, không gian thờ cúng được bố trí phía sau, hạn chế các Nho sinh lui tới, lại có bầu không khí tôn nghiêm, thanh tĩnh.
[…]
Vẻ đẹp hài hòa giản dị và trí tuệ trong kỹ thuật tá cảnh
Seowon thời Joseon thường có vài điểm chung giống nhau về vị trí xây dựng, cách bố trí các tòa nhà và kết cấu không gian.
[….]
http://vi.kf.or.kr/?menuno=2833
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn văn bài viết.