Dương liễu và lòng người trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Dương liễu và lòng người trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

 

Mùa xuân mùa biệt ly

Hơi ấm của nắng xuân đã đánh thức những nụ hoa dần hé nở từ phía Nam bán đảo Hàn Quốc. Những cành cây gầy guộc khô héo giờ cũng dần trở nên đẫy đà hơn khi tiết xuân về. Thời xưa ở Hàn Quốc, mùa xuân là mùa mang đến cho con người nhiều kỳ vọng, nhưng cũng lại là mùa có nhiều cuộc ly biệt nhất. Ở cái thời chưa có ô tô hay tàu hỏa thì thuyền bè là phương tiện giao thông hữu dụng nhất. Mùa đông giá lạnh, các dòng sông đều đóng băng, nên thuyền bè không thể đi được, mà phải nằm chờ tới lúc xuân sang nắng ấm làm băng tan thì mới có được những lộ trình đường trường. Xưa kia, cứ tới dịp này là nhiều người lại tất bật chuẩn bị tay nải lên đường, để lại người thương, gia đình bè bạn phải ngấn lệ bên bến sông. Thi sĩ Jeong Ji-sang thời Goryeo ở Hàn Quốc đã ghi lại cảnh bến sông ly biệt ngày xuân mỗi năm trong khúc hát:

Mưa tạnh đê dài thảm cỏ xanh dần thẫm

Bến Nampo tiễn người khúc hát lệ rơi

Dòng Daedong đến bao giờ mới cạn

Nước mắt đong đầy sông xanh càng thêm xanh

Dương liễu và lòng người ly biệt

Tiễn người thương ra đi, những người phụ nữ ở lại chốn quê nhà vẫn thường hát khúc dân ca Susimga (Sầu tâm ca). Khúc dân ca được bắt đầu bằng đoạn:

Nếu có thể để ghi dấu linh hồn trong giấc mơ

Thì nửa đường đá trước nhà đã hóa cát

Gương mặt chàng ẩn hiện trong lòng thiếp

Nhớ chàng vầy thiếp biết làm sao đây

Truyền rằng, xưa kia khi tiễn người thương lên đường, người con gái thường hái nhành liễu bên bến sông tặng người thương. Học giả Yi Ik, người sống dưới thời hậu Joseon đã lí giải việc này rằng: thời đó người ở lại thường tặng quà cho người ra đi, mà liễu là cây phổ biến, không mất tài hoa để tặng. Đối với người thời đó liễu là hình ảnh đại diện cho tình yêu chung thủy và nhành liễu cứ cắm xuống bất kỳ nơi đâu cũng nhanh chóng bén rễ xanh lá. Người con gái tặng người con trai nhành liễu để chàng trồng bên thềm và luôn nhớ tới mình mỗi khi ngắm liễu. Một áng thơ cổ Sijo đã tả cảnh những chú chim vàng anh lảnh lót trong bụi liễu, rằng:

Nhành liu như chỉ tơ, vàng anh như con sut

Ba tháng chín mươi ngày xuân mit mài se si

Thêu lên thm xanh mưt khi hạ v

“Dương liễu” là một trong số những ca khúc có nhịp điệu chậm nhất trong số các ca khúc truyền thống của Hàn Quốc. Khúc hát chỉ có vẻn vẹn 43 chữ, nhưng được hát trong 10 phút liền. Ca từ được hát kéo dài nên chỉ nghe được những nguyên âm a…ư…ơ…, khiến người nghe liên tưởng rằng lời ca như những tiếng thở vắn than dài ai oán. Có câu “thời gian sẽ là liều thuốc xoa dịu mọi nỗi buồn đau và giúp cho con người vươn lên trong cuộc sống”.

Xuân sang mang đến cho con người biết bao hoài bão mới mẻ. Vậy mà tự lúc nào cái rét Nàng Bân lại mang hơi lạnh đến làm ta rét run người. Vượt qua những chặng đường gian nan, tuy vất vả nhưng chúng ta lại có được những người cùng đồng cam cộng khổ, lại nhận ra những điều gì đó hữu ích cho đời.

* Khúc dân ca Susimga (Sầu tâm ca) của vùng Seodo / Kim Mu-bin (hát), Bộ ba đàn piano, violon và cello

* Khúc ca Beodeureun (Dương liễu)theo thể loại thơ phổ nhạc Gagok dành cho giọng nữ / Jo Sun-ja 

* Nhạc phẩm Seonaryeong/ nhóm nhạc truyền thống Geomungo Factory 

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=culture&id=&board_seq=360069&page=1&board_code=